Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn Được John Bollinger phát triển. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:
Một đường trung bình ở giữa
Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)
Trong đó:
+ Đường ở giữa là một đường SMA 20. Nghĩa là một đuòng Moving Average cơ bản, được tính bằng giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch liên tiếp, không tính phiên hiện tại. Các bạn xem lại kiến thức đã trình bày tại chuyên đề về đường MA để hiểu rõ hơn.
+ Đường bên trên hay còn được gọi là dải băng trên; đường bên dưới hay còn gọi là dải băng dưới. Hai dải băng trên/dưới đều là các đường SMA 20 cộng trừ thêm với 1 hệ số được gọi là độ lệch chuẩn (Standard deviation ). Thuật ngữ Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Người ta sử dụng standard deviation đảm bảo các đường Bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn đỉnh cao hay thấp . Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.
Ý nghĩa và vai trò của Dải Bollinger Bands
Về cơ bản thì công cụ Bollinger Bands cho chúng ta biết thị trường đang yên ắng hay đang sôi động ; đang giao động với biên độ chuẩn hay đang có sự bứt phá. Có nghĩa rằng , khi thị trường yên ắng, ít biến động thì dải Bollinger có xu hướng chụm lại, còn khi thị trường biến động mạnh mẽ thì dải băng có xu hướng mở rộng ra. Sau đây là ví dụ minh họa:
Trên đây tôi mới chỉ cung cấp cho các bạn về dải Bollinger Bands cơ bản, ngoài ra chúng ta có thể thay đổi các chỉ số của Bollinger Bands để phù hợp với phương pháp giao dịch của bạn, cụ thể là ngoài Bollinger Bands với các đường SMA20, chúng ta còn có dải Bollinger Bands với các đường SMA 10 và Bollinger Bands với các đường SMA 50. Các bạn có thể vào Indicator=>Bollinger Bands=> rồi thay đổi các số liệu như hình vẽ:
Ngoài tác dụng phản ánh, dự báo như kể trên, mỗi đường trong Dải Bollinger Bands đều đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự hỗ trợ giá. Nghĩa là khi thị trường biến động cơ bản, không có những “cú sốc “ về thông tin thì thông thường giá có xu hướng bật ngược trở lại khi chạm vào các đường trong dải băng ( để hiểu về điều này vui lòng đọc lại kiến thức đã đề cập trong chuyên đề về đường MA). Và một thông tin hữu ích nữa đó là giá có xu hướng kéo sát về đường SMA20 ở giữa dải băng, lý do được giải thích là vì đường SMA20 là đường trung tâm trong dải băng Bollinger, giá có xu hướng vận động xung quanh đường trung tâm của dải Bollinger. Sau đây là một ví dụ minh họa:
Lời khuyên
Khi chúng ta sử dụng công cụ Bollinger thì các đường trong dải này chính là ngưỡng kháng cự hỗ trợ di động, vì thế tôi khuyến nghị các bạn có thể sử dụng các khung thời gian trung và dài hạn, có thể là D1,W1,MN thì mức độ kháng cự và hỗ trợ của dải Bollinger càng được tăng cường tốt hơn.
Vì cấu tạo của Bollinger chính là những mảnh ghép cơ bản của đường SMA cơ bản, do đó Bollinger Bands vẫn có độ trễ nhất định so với sự biến động về giá. Do vậy để sử dụng hiệu quả công cụ này, tôi cho rằng các bạn nên sử dụng các công cụ phụ trợ khác, như Bollinger Bands Width ( công cụ hỗ trợ để đo lường độ rộng của dải băng Bollinger khi có hiện tượng mở rộng của dải băng Bollinger) , các mô hình nến, hay có thể kết hợp với ADX v.v tất cả các công cụ phụ trợ để đo sung lực biến động trong thị trường mà đã được trình bày ở các chuyên đề trước. Đây là công cụ đơn giản, dễ sử dụng, tính hiệu quả cao nhất khi ở thị trường sideway. Chúc các bạn sử dụng hiệu quả công cụ này .